Gia sư tiểu học: Nghề dạy trẻ không đơn giản

Lứa tuổi tiểu học cần được hướng dẫn và chỉ bảo tận tình nhất. Ở độ tuổi này các em hầu hết là có thói quen học tập theo kiểu bắt trước và ưa nhẹ nhàng. Vì thế gia sư tiểu học không phải là nghề mà ai cũng đủ kiên nhẫn để có thể làm được.

“Một gia sư thông thường có kiến thức thôi chưa đủ dạy các em bởi vì đôi khi gia sư không chỉ dạy cho các em kiến thức mà còn phải dạy cho các em biết yêu mến mọi người, biết quan tâm tới người thân, đôi khi gia sư còn là người trông trẻ. Nếu không phải là một người biết kiên nhẫn và yêu mến trẻ nhỏ thì khó có thể hoàn thành được công việc.” bạn Đỗ Thanh Hương, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Đỗ Thanh Hương, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội bên học trò của mình.

Đỗ Thanh Hương, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội bên học trò của mình.
Với kinh nghiệm làm gia sư 3 năm, chuyên luyện thi cho các bé tiểu học, Thanh Hương tâm sự đi dạy các em tiền không phải là tất cả mà duy nhất chỉ là mến các em. Điều khiến cho Thanh Hương thích thúc nhất là được tiếp xúc với trẻ nhỏ bởi chúng hồn nhiên.

Trong những em mà Thanh Hương đảm nhận nghề này có những em thông minh, sáng dạ, nhưng cũng có những em chậm trí tuệ, nhưng với sự dìu dắt của Hương các em đã đạt được những thành tích nhất định, đó là việc thi đỗ vào các trường mà bố mẹ chúng mong muốn.

“Kỹ năng đầu tiên mình học được khi bước vào nghề đó là trẻ con cần mình lắng nghe nhiều hơn rất nhiều so với người lớn. Đôi khi những tâm sự của chúng rất bình thường nhưng đó lại là cách mình hiểu rõ về chúng hơn” Thanh Hương tâm sự.

Theo Thanh Hương, trẻ em tiểu học thường thụ động và dễ dàng học theo những điều người lớn làm. Do đó, không thể đánh giá một đứa trẻ ngoan hay hư qua hành động của chúng tức thì mà phải xem xét cách dạy dỗ của người lớn, chính hành động của người lớn có ảnh hưởng không nhỏ tới suy nghĩ và việc làm của trẻ. Là một gia sư cho trẻ em, phải cần nắm vững các yếu tố liên quan tới tính cách trẻ mới có thể dễ dàng dạy dỗ trẻ một cách có hiệu quả, giúp trẻ thay đổi những thói hư của mình.

Còn Nguyễn Thị Yến, sinh viên năm thứ tư Đại học Sư Phạm Hà Nội, chia sẻ câu chuyện gia sư của mình, Yến tâm sự, nhớ buổi đầu tiên đi dạy bé Bảo An lớp 2, mỗi lần đến nhà dạy bé bé nghe lời mẹ mang nước mồi cô.

“Một hành động rất nhỏ nhoi thôi nhưng nhiều trẻ khác mình dạy lại không làm được. Tất cả những thói quen nhỏ nhặt đó các phụ huynh nên dạy cho con để con tự làm cũng là để con biết cách cư xử với mọi người” Yến vẫn nhớ hình ảnh Bảo An như vậy.

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen áp đặt con phải làm theo những suy nghĩ và điều mình mong muốn, nhưng ít ai dành thời gian lắng nghe con trẻ nói gì. Bản thân người lớn đôi khi cũng tự thay đổi hành vi của mình khi tiếp xúc với một người mới hoặc công việc của mình. Vậy tại sao lại không thay đổi hành vi đối với con trẻ, bắt con trẻ làm theo ý mình, người lớn hãy thử thay đổi theo những gì con trẻ cần?

Nguyễn Thị Yến cho rằng, nhiều trẻ chỉ có thể thoải mái trò chuyện, vui đùa và đưa ra ý kiến của mình đối với gia sư của em bởi gia sư biết cách “chăm sóc trẻ”, giúp em tự tin hòa nhập hơn.

Một cách có thể dạy trẻ đó là làm theo trẻ. Làm theo những gì trẻ muốn không có nghĩa là tất cả nhưng cũng đủ để cho trẻ hiểu được bố mẹ tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ, đồng nghĩa với việc trẻ phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966046981